Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu - Khởi Nguyên MMO

Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, nhất là kể từ khi dịch COVID-19 bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một tăng và trở nên phổ biến. Digital Marketing trở thành phương thức marketing không thể thiếu trong kinh doanh và dành được nhiều sự quan tâm. Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang làm ở các ngành nghề khác bắt đầu tìm hiểu cách tự học Digital Marketing. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu chi tiết đến mọi người.

Mục lục hiện

Digital marketing là gì?

Digital marketing là quá trình quảng bá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet bằng cách sử dụng một hoặc nhiều kênh tiếp thị như công cụ tìm kiếm, nền tảng truyền thông xã hội và quảng cáo PPC.

Về bản chất Digital marketing vẫn là Marketing, chỉ khác Marketing truyền thống ở cách vận dụng các công cụ khác nhau, các hình thức quảng bá khác nhau để đạt được mục đích truyền tải thông điệp, do vậy bạn phải luôn lưu ý phát triển các kỹ năng thuộc về bản chất của Marketing như: Các kiểu logic về nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, thông điệp truyền tải,… Nếu muốn tiến xa hết mức trong Digital Marketing vui lòng đừng bỏ phần gốc.

Digital marketing là gì?

Tại sao Digital Marketing lại quan trọng?

Internet ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta.  Theo thống kê đến thời điểm Quý 1 năm 2020, hiện nay đã 59% dân số toàn cầu sử dụng Internet, tức là hơn 4 tỷ người đang online. Marketing chính là tiếp cận đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm. Việc khách hàng tiềm năng dồi dào đang online như thế là một cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp nắm bắt. Vai trò của Digital marketing từ đó hình thành, trở thành cánh tay chủ lực của bất cứ doanh nghiệp nào biết tận dụng. 

>>>>Xem thêm:

Thuận tiện và dễ dàng tiếp cận

Môi trường số hóa ngày càng hoàn thiện và phát triển, khi mọi người sử dụng các thiết bị điện tử và thông minh nhiều hơn. Đây sẽ là cơ hội lớn để doanh nghiệp có thể tiếp cận với số lượng lớn khách hàng tiềm năng của mình.

Với Digital Marketing, doanh nghiệp có thể hoạt động 24/7, có thể mở cửa cả thứ 7 và chủ nhật mà không phải lo lắng về thời gian hay vấn đề trả lương làm việc ngoài giờ cho nhân viên. Hơn nữa, Digital Marketing cũng thuận tiện cho khách hàng khi họ có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bạn không nhất thiết là phải mở cửa hàng ngay tại khu vực bạn muốn bán hàng.

Với Digital Marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách địa lý. Bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác.

Tại sao Digital Marketing lại quan trọng?

Giúp tiết kiệm tối đa chi phí 

Chi phí làm Digital Marketing thấp hơn nhiều so với marketing truyền thống. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. Với các hình thức truyền thống như quảng cáo sản phẩm, dịch vụ qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp thì việc chi phí dịch vụ lên đến hàng chục tỷ đồng là điều dễ dàng sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không đòi hỏi mức chi phí cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Với cách thức này người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn với giá chục triệu và chỉ trong vài tiếng.

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa là một điểm mạnh của Digital Marketing. Lịch sử khách hàng của bạn sẽ được lưu trữ. Các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra hành vi của đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bạn có thể cá nhân hóa thông tin liên hệ cho từng khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng và sở thích của họ để bán thêm sản phẩm cho khách hàng. 

Bằng việc theo dõi các trang web và thông tin sản phẩm mà khách hàng tiềm năng truy cập với code tracking, bạn có thể xác định mối quan tâm của họ. Thông tin có sẵn từ việc theo dõi việc theo dõi các trang web họ truy cập cũng cung cấp dữ liệu giúp xây dựng chiến dịch bán chéo sản phẩm hiệu quả hơn để làm tăng giá trị doanh số bán hàng.

Các kỹ năng cần có để làm Digital Marketing – Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu

Kỹ năng SEO

Inorganic marketing là hình thức marketing mà doanh nghiệp phải trả tiền để có được kết quả, bao gồm SMM (Social Media Marketing) & PPC (Pay-Per-Click).  Hình thức này có thể mang đến kết quả tức thì cho doanh nghiệp bạn. 

Còn organic marketing lại cần có thời gian, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể mang lại cho bạn những giá trị đáng kể.  Search Engine Optimization (SEO) là một phần trong các nỗ lực organic marketing của bạn và là một kỹ thuật được sử dụng để tăng thứ hạng từ khóa của trang web. Nó có thể giúp một doanh nghiệp tăng phạm vi tiếp cận và khả năng hiển thị trực tuyến qua internet.

Kỹ năng SEO

Nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của tiếp thị công cụ tìm kiếm và họ đang tìm cách thuê những người có chuyên môn về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là một kỹ năng quan trọng, nếu bạn không học kỹ năng này, thì bạn sẽ bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Kỹ năng Social Media Marketing

Trong thời đại công nghệ ngày nay, mọi người dành phần lớn thời gian cho các nền tảng truyền thông xã hội. Theo thống kê trực tuyến, một người bình thường dành hơn bốn giờ cho các trang xã hội như Facebook, Instagram và Zalo,… trong một ngày. Vậy triển khai tiếp thị trên mạng xã hội bao gồm những yếu tố nào? Bạn hãy xem qua bài viết Tổng quan về Social Media Marketing nhé.

Tất nhiên là một người làm Digital Marketing, bạn không thể bỏ qua lợi thế này để tìm và nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn. 

 Data Analysis

Các công cụ phân tích dữ liệu được sử dụng trong quy trình cốt lõi của các kỹ thuật digital marketing. Những công cụ này là trụ cột của toàn bộ ngành digital marketing, cung cấp cho các nhà digital marketing thông tin và dữ liệu phù hợp để đưa ra quyết định và nhắm mục tiêu đúng khách hàng.

Muốn làm tốt digital marketing, bạn phải luôn có cách tiếp cận phù hợp để phân tích tất cả dữ liệu người tiêu dùng có sẵn, phải luôn cập nhật cơ sở dữ liệu của mình với thông tin mới để tránh đưa ra quyết định không hiệu quả.

Kỹ năng PPC Advertising

PPC là viết tắt của Pay Per Click, với hình thức quảng cáo này, bạn sẽ bị tính phí mỗi khi ai đó nhấp vào một trong những quảng cáo của doanh nghiệp bạn. Đây là một trong những hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất. Các công cụ tìm kiếm như Google và Bing cung cấp dịch vụ PPC cho một số doanh nghiệp trực tuyến. 

Bạn có thể tìm hiểu và nắm vững các kỹ thuật quảng cáo PPC và sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp tư vấn sản phẩm.

Tuy nhiên, Việc triển khai quảng cáo PPC thường bị hiểu lầm sang việc triển khai Search Engine Optimization (SEO), bởi vì, hai hình thức này đều được gọi là Search Engine Marketing (SEM) – Marketing trên công cụ tìm kiếm.

Kỹ năng Copywriting & Content Creation

Viết quảng cáo là cốt lõi của digital marketing và là một phần quan trọng của content marketing. Đó là tất cả về kết nối khách hàng của bạn với thương hiệu và sản phẩm của bạn. 

Kỹ năng Copywriting & Content Creation

Điều cơ bản của một người làm digital marketing là phải thành thạo kỹ năng viết mẫu quảng cáo có liên quan để truyền tải đúng thông điệp đến khán giả của bạn. Bạn cũng phải làm quen với các kỹ thuật để tìm các từ khóa có lợi nhuận và ít cạnh tranh hơn. Tối ưu hóa từ khóa sẽ giúp bạn xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nhờ đó, bạn sẽ có được lưu lượng truy cập, chuyển thành nhiều khách hàng, doanh số và doanh thu.

Kỹ năng Email Marketing

Marketing qua email vẫn luôn là một trong những cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ. Để xây dựng một chiến lược tiếp thị email hiệu quả, bạn phải làm quen với các công cụ và chiến lược phù hợp. Các công cụ này sẽ cung cấp cho bạn một số số liệu bổ sung hữu ích cho việc xây dựng các chiến lược email marketing cơ bản.

Kỹ năng Email Marketing

Kỹ năng thiết kế cơ bản

Theo các nghiên cứu, hầu hết các chiến dịch quảng cáo hoạt động tốt hơn khi chúng đi kèm với hình ảnh. Hình ảnh càng hấp dẫn, truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng tiềm năng thì mẫu quảng cáo của bạn càng hiệu quả. Bạn không cần phải có kỹ năng thiết kế toàn diện để tự tay thiết kế các mẫu banner, video,… nhưng việc nắm bắt kiến  ​​thức về một số nguyên tắc thiết kế cơ bản cũng giúp bạn dễ dàng hiển thị thông điệp và nội dung phù hợp với khách hàng của mình.

Những công cụ hay dùng trong Digital Marketing – Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu

Website/landing page/blog…

Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.

SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).

SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).

Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).

Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).

Quảng cáo banner online.

Social Media Marketing (Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội).

Mobile Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).

Web analytics (hay dùng Google Analytics).  

Thang điểm về độ khó các công cụ Digital – Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu

Theo quan điểm của anh Duy Linh, vui lòng đừng yêu cầu mình chứng minh, đây là đánh giá độ khó của một công cụ và không phải là đánh giá mức độ thông minh của người đang làm các công cụ này:

  • Website (3) (10) – dễ để làm một website mã nguồn mở và hiểu cách vận hành, khó khi làm những tính năng đặc biệt.
  • Content (6,5) – Muốn tự học content, cách viết không khó nhưng bạn cần 1 chút năng khiếu.
  • SEO (8,5) – Khó đấy nhưng học xong bạn sẽ xử lý được tất cả các công cụ còn lại rất dễ (trừ content) do khả năng tìm kiếm thông tin của bạn cũng rất siêu phàm sau khi làm seo giỏi, ngoài ra SEO cũng là đối tượng được săn đuổi rất nhiều.
  • SEM (5) – Khá khó khi các bạn bắt đầu nhưng qua được mấy thứ về nghiên cứu từ khóa thì sau này sẽ dễ học.
  • Email Marketing (5) (8) – Khá đơn giản để bắt đầu (5) nhưng muốn thành người giỏi (8) thì rất khó khăn và đòi hỏi phải hiểu nhiều thứ liên quan.
  • Online PR (7): Cũng như content nhưng phải biết cách mở rộng quan hệ, giao lưu nhiều.
  • Quảng cáo Banner (3)(8): rất dễ nếu bạn muốn mua, chạy, hiểu được nó, rất khó nếu bạn muốn tối ưu nó.
  • Social Media Marketing (4)(8): Dễ tiếp cận (4) nhưng cũng khó để thành công nếu bạn không có 1 chút năng khiếu giao tiếp.
  • Mobile Marketing (7) : Cần bạn hiểu nhiều về hành vi người dùng với mobile và những thứ liên quan đến copy, user experience…căng lắm
  • Web Analytics (9): Rất khó vì nếu bạn không hiểu các công cụ khác lúc này sẽ chẳng biết thống kê cái gì, report cái gì, thế nào là tốt, thế nào là xấu…rất ít tài liệu tiếng việt, nhiều khi nhìn vào mấy đoạn code mà nản nhưng đây là phần rất rất thú vị.
Thang điểm về độ khó các công cụ Digital

Hướng dẫn học digital marketing cho người mới bắt đầu

Tự học không hề dễ chút nào, bạn có lẽ sẽ cần một thời gian dài để có thể nắm được những kiến thức nhất định. Nhưng nếu bạn có đam mê thì tự học là một cách rất hay để bạn từ từ khám phá những điều thú vị của Digital Marketing mà chỉ có tự học mới đem lại cảm giác đó. 

Để trở thành một Marketer thành công, bạn cần phát triển các kỹ năng để làm việc với tất cả các công nghệ tiếp thị trực tuyến. Ngoài ra, bạn cũng phải học những kiến thức cần thiết và kết hợp chúng với nhau để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Xem thêm: Đào tạo digital marketing

Các bước hướng dẫn tự học Digital marketing

Lý thuyết về Digital có rất nhiều trên mạng nhưng điểm quan trọng là bạn phải tự mình thực hành nó và thực hành thật nhiều. Sau đây, là một số bước tự học Digital marketing cơ bản, mời bạn cùng tham khảo nhé.

Bước 1: Xây dựng website

Để bắt đầu thì hãy mua cho mình một miền và bắt đầu xây dựng một trang web. Ngay cả khi đó là một blog siêu đơn giản.

Rất nhiều người đã và đang thành công trong lĩnh vực Digital đều có cách tiếp cận riêng nhưng đa số trong số họ, đều biết làm website bằng mã nguồn mở hoặc một số kiểu website khác.

Các bạn đừng xem nhẹ website vì gần như tất cả mọi hoạt động Digital Marketing đều chạy quanh website nên nếu bạn không biết làm website bằng mã nguồn mở cũng nên hiểu được cách một website vận hành và các thành phần của nó là gì, chỉ có như vậy bạn mới có thể thành công trong Digital marketing.

Bước 2: Luyện tập kỹ năng viết

Tìm thứ gì đó bạn đam mê và bắt đầu viết về nó. Điều đầu tiên là nghiên cứu kỹ lưỡng Insight của người đọc. Phải biết họ muốn nghe gì, đọc gì, thích gì trong ngay cái thời điểm mà bạn làm content thì từ đó bạn mới có thể xác định thông điệp của mình nên chuyển tải theo cách nào.

Bước 3: Luyện tập kỹ năng SEO

Tìm hiểu về SEO và viết các bài viết được tối ưu hóa SEO. Việc SEO sẽ giúp website đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, dễ dàng truyền tải nội dung mà bạn muốn cung cấp đến người đọc.

Bước 4: Cài đặt những công cụ hỗ trợ tự học Digital Marketing

Tìm hiểu cách sử dụng nhiều công cụ của bên thứ ba. Cài đặt Google AnalyticsGoogle Search Console vào website để theo dõi lưu lượng truy cập vào website của mình. Nếu bạn muốn tiếp tục nghiên cứu thứ hạng tìm kiếm, đăng ký Moz hoặc Ahrefs sẽ giúp bạn phát triển chiến lược xoay quanh các từ khóa và các liên kết bên trong và bên ngoài của bạn

Tạo tài khoản AdWords và tìm ra những từ khóa mà mọi người đang tìm kiếm trực tuyến và sử dụng những từ khóa đó vào trong bài viết trên website.

Bước 5: Viết và xuất bản các bài viết trên website

Tiếp tục viết và xuất bản các bài viết trên website, sử dụng plugin cải thiện thứ hạng SEO trong mỗi bài viết, ví dụ: Yoast SEO, Rank Math,…

Bước 6: Làm quen với Social Media

Tiếp theo, để tự học Digital marketing bạn cần học về cách thực thi trên các kênh Social Media bằng việc sử dụng các kênh này hàng ngày để hiểu được tính năng và giới hạn của nó.

Sau khi hiểu được cách các kênh Social Media vận hành ra sao bạn hãy thử làm người khác chú ý hơn đến bạn, bằng cách dụ dỗ họ tương tác với bạn nhiều hơn, đó cũng thường là mục tiêu của Social Media Marketing. Tạo cho mình 1 fanpage rồi tìm mọi cách để tăng like và tương tác cho fanpage đó, từ đó bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm.

Bước 7: Chạy ads

Bạn có thể quảng cáo trang của bạn thông qua quảng cáo Facebook, việc này có thể dễ dàng thực hiện chỉ với 500 nghìn/tháng.

Bước 8: Chia sẻ bài viết lên các nền tảng

Tạo các nút tùy chọn Like và chia sẻ bài viết trên website lên Facebook , cũng như chia sẻ nó lên các trang mạng xã hội, điều này bạn có thể thực hiện thông qua các plugin WordPress miễn phí.

Bước 9: Email Marketing

Học về Email marketing khi tự học Digital marketing.

Bạn có thể đăng ký Aweber, MailChimp hoặc một dịch vụ tiếp thị qua email khác. Trong khi tất cả các kỹ thuật tiếp thị khác đều tập trung vào việc tìm kiếm người dùng mới, thì Email Marketing để giữ chân và xây dựng lòng trung thành của người dùng.

Thu hút người đăng ký bằng cách nhúng biểu mẫu đăng ký email ngay trong website của bạn. Khi bạn đã có người đăng ký, hãy nhớ gửi email cho họ mỗi khi bạn xuất bản nội dung mới.

Sử dụng Email Marketing để quảng bá trang Facebook của bạn, điều này sẽ giúp bạn thu hút nhiều người đăng ký email hơn nữa.

Bước 10: Google AdWords

Sử dụng AdWords để quảng bá website.

Quảng cáo trả phí không hề dễ dàng và bạn chỉ có thể hiểu điều này nếu bạn bắt đầu thực hiện nó. Có rất nhiều yếu tố mà bạn phải cân nhắc khi tạo quảng cáo để tiếp cận đúng đối tượng vào đúng thời điểm và chuyển đổi chúng thành khách hàng tiềm năng.

  • Hãy tìm hiểu làm sao để chọn từ khóa phù hợp với mục tiêu quảng cáo của bạn.
  • Hãy tìm hiểu về những giới hạn hướng đối tượng của Google Adwords.
  • Hãy tìm hiểu điểm chất lượng và định nghĩa Click, Impression.
  • Hãy chạy càng nhiều Campaign càng tốt để nắm rõ cách tối ưu một chiến dịch.
  • Tải xuống Google Adsense và tìm hiểu về cách sử dụng mã quảng cáo trong website.
  • Làm cho website của bạn trở thành một website dễ sử dụng trên thiết bị di động và sử dụng Google Ads để tạo các quảng cáo di động đặc biệt.

Bước 11: Phân tích lưu lượng truy cập trên trang web.

Bạn đã tạo trang web của mình, chia sẻ nó lên mạng xã hội và thậm chí đã thử quảng cáo trả tiền để tăng lưu lượng truy cập đến trang web. Bây giờ, điều quan trọng nhất là đo lường kết quả những nỗ lực của bạn và để làm được điều đó, bạn phải phân tích lưu lượng truy cập vào website.

Bằng cách đó, bạn sẽ nhận được nhiều dữ liệu và thông tin khác nhau về cách người dùng truy cập, điều này sẽ giúp bạn hiểu các khía cạnh khác nhau về đối tượng mục tiêu của mình.

Bước 12: Phân tích dữ liệu

Bạn hãy tìm hiểu các định nghĩa về Sessions, User, Bounce rate, Page view… các định nghĩa sẽ giúp bạn không còn mơ hồ khi đọc các report.

Như vậy, trên đây là toàn bộ hướng dẫn tự học Digital marketing bạn có thể thực hành ở nhà. Nếu có sự chăm chỉ và cố gắng, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội trở thành một Digital marketing chuyên nghiệp.

Áp dụng vào thực tế – Đi làm digital marketing

Và sau khi có kiến thức chắc chắn chúng ta cần áp dụng vào thực tế để đo lường và gặt hái thành quả. Đến bước này bạn có thể bắt đầu với việc thực tập hoặc làm việc cho một công ty nào đó rồi.

Mọi thứ ta đọc sẽ mãi mãi là của người khác nếu không áp dụng vào thực tế. Sau khi mài kiếm đã kỹ với các nguồn lực phía trên, bạn có thể xin làm trainee, intern hoặc cái gì cũng được, miễn đó là có thể áp dụng cái đã học.

Có 3 thứ các bạn được học khi đi làm, những cái này có thể dùng để viết cho blog của các bạn.

– Học về bản chất công việc: quan sát cách các anh chị làm việc, quan sát công việc của chính mình để hiểu bản chất công việc, hiểu vì sao mình apply vị trí đó ngay từ đầu.

Ví dụ làm account intern với mục đích chính là hiểu cách thức làm việc giữa client vs agency, hiểu các task cơ bản của 1 agency khi làm việc với client. Hoặc nếu làm việc với client thì nên chọn công ty có training đầy đủ và học cách làm việc tại từng bộ phận cụ thể tại đó.

Vào làm intern ở Social Agency thì công việc có thể chỉ có ngồi tìm kiếm tin tức, tổnh hợp thông tin của các đầu báo, xem các publisher đang nói gì làm vì… làm là để hiểu rõ vai trò của Social Listening trong quá trình giao tiếp giữa Client và Customer/Consumer …

Bạn phải hiểu rõ mình apply làm gì để không đứng núi này trông núi nọ. Đa phần các bạn thích những thứ rất hào nhoáng như là Strategic Planner, Creative, nhưng thật sự ngoại trừ những bạn rất xuất sắc, phần đông sẽ không có cơ hội để apply vào những vị trí đó.

Vậy nên, nhìn vào thực tế và năng lực bản thân để chú tâm vào những thứ phù hợp hơn và dần update bản thân để vươn tới những gì bạn mong ước. Hãy làm tốt việc của mình trước, sau đó tìm hiểu dần công việc ở các vị trí khác.

Mình cũng từng là cô Intern đi thực tập nhưng lúc này nhận thức của mình rất rõ về việc sẽ học gì và làm gì:

– Học cách đánh giá vấn đề ở nhiều góc độ. Có thể làm gì tốt hơn không khi đứng ở góc nhìn của Client / Agency / Người nhận thông điệp. Đây là cách tự học hiệu quả nhất. Sau mỗi case làm việc đều note lại và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân và doanh nghiệp.

– Học thái độ làm việc. Đi làm ở các vị trí Intern, Trainee ngoài việc học kiến thức còn là việc học các thái độ cơ bản của một người làm Digital marketer – nhanh nhẹn, cẩn thận, cầu tiến nhưng trách nhiệm.

Có trách nhiệm với bản thân đã khó, có trách nhiệm với đồng nghiệp cũng là cách ta mở rộng con đường phát triển của mình. Vì không ai muốn làm việc với người không có thái độ tốt, dù họ rất giỏi trong chuyên ngành. việc kết hợp trong công việc là rất quan trọng.

– Học tính cầu thị, không ngừng update: mình may mắ được làm việc tại môi trường Client cho phép bản thân được thể hiện năng lực hết mức có thể thử làm ở bât cứ vị trí gì miễn bản thân đủ khả năng. Vì thế mình cũng không ngại học thêm các ky năng này nọ để phát triển công việc.

Mời bạn xem thêm:Kiếm tiền online

Các khóa tự học Digital marketing trực tuyến mà bạn có thể tham khảo trong quá trình tự học

Đến với Khởi Nguyên MMO bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Xác định và tích hợp các nguyên tắc trên lý thuyết để áp dụng vào thực tế.
  • Tiếp cận và phân tích các vấn đề từ nhiều quan điểm, thiết kế các giải pháp dựa trên các yêu cầu kinh doanh rõ ràng, và đưa ra các lựa chọn, khuyến nghị phù hợp.
  • Trình bày rõ ràng lý luận về đạo đức nghề và áp dụng khung đánh giá để phân tích và đưa ra giải pháp.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ marketing số.
  • Truyền đạt rõ ràng lập luận kinh doanh qua đánh giá và thực hiện chiến lược truyền thông phù hợp với từng đối tượng.
  • Xây dựng và trau dồi kiến thức để trở thành người có khả năng phản ứng nhanh nhậy về công nghệ mới.
  • Khả năng hòa nhập, làm việc và cộng tác trong nhiều nhóm khác nhau.
  • Giao tiếp hiệu quả bằng cách sử dụng tiếng Anh viết và nói trong bối cảnh chuyên nghiệp.

Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành về “Digital Marketing là gì” và ngành Kinh doanh, sinh viên còn được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết khác của công dân toàn cầu như: kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, liêm chính học thuật…Những kiến thức và kỹ năng này chính là chiếc chìa khoá vạn năng, giúp các sinh viên có đủ năng lực học tập, làm việc trong thời đại số.

 

Liên hệ đăng ký tham gia khoá học kiếm tiền Online tại Khởi Nguyên MMO

  • Địa chỉ: 166 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091 3638 222
  • Email: khoinguyendigital@gmail.com

 

Scroll to Top