Blockchain có lừa đảo không? Thông tin chi tiết - Khởi Nguyên MMO

Blockchain có lừa đảo không? Thông tin chi tiết

Vấn đề Blockchain lừa đảo đang trở thành đề tài nóng hổi của giới truyền thông, mạng xã hội và một số cuộc hội thảo chuyên đề công nghệ. Giới chuyên môn chỉ ra, công nghệ Blockchain không lừa đảo, sự lừa đảo là do mục đích và hành động của con người quyết định. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến bạn Blockchain có lừa đảo không?

Blockchain là gì?Blockchain có lừa đảo không

 Blockchain là một công nghệ tiên tiến, đã tạo ra xương sống vững chắc hơn cho môi trường internet. Công nghệ này cho phép truyền dữ liệu an toàn dựa vào cơ chế mã hóa phức tạp, với các nút độc lập, có khả năng xác thực thông tin mà không cần bên trung gian. 

Các thông tin trong hệ thống Blockchain không thể bị thay đổi, chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Với đặc tính lưu trữ khối lượng lớn thông tin và vận hành thông minh, Blockchain hiện đang được chính phủ nhiều nước áp dụng vào trong nhiều lĩnh vực cuộc sống như xuất nhập khẩu hàng hóa, theo dõi xuất xứ sản phẩm, bán lẻ, ngân hàng, kế toán …

 Sử dụng công nghệ Blockchain có thể giải quyết bài toán về niềm tin, sự minh bạch, phá vỡ mọi giới hạn địa lý. Chính vì vậy, công nghệ này được cho là sáng tạo đột phá trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 

Blockchain là gì?

Công nghệ Blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ- Blockchain có lừa đảo không

– Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
– Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
– Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

>>>>Xem thêm:

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính- Blockchain có lừa đảo không

– Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự không khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
– Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
– Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính

Các phiên bản của công nghệ Blockchain – Blockchain có lừa đảo không

– Công nghệ Blockchain 1.0 – Tiền tệ và Thanh toán: Ứng dụng chính của phiên bản này là tiền mã hoá: bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất mà đôi khi khá nhiều người lầm tưởng Bitcoin và Blockchain là một.
– Công nghệ Blockchain 2.0 – Tài chính và Thị trường: Ứng dụng xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
– Công nghệ Blockchain 3.0 – Thiết kế và Giám sát hoạt động:  Đưa Blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. 

Blockchain có các đặc điểm nổi bật sau-Blockchain có lừa đảo không

– Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi Blockchain: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu.
– Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi.
– Bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
– Minh bạch: Ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
– Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba.

Blockchain có các đặc điểm nổi bật sau

 Blockchain hoạt động như thế nào – Blockchain có lừa đảo không

Ứng dụng được biết đến và thảo luận nhiều nhất về công nghệ Blockchain chính là đồng tiền điện tử. Bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số với mã là BTC, cũng giống như đô la Mỹ bản thân nó không mang giá trị, nó chỉ có giá trị bởi vì có một cộng đồng đồng ý sử dụng nó làm đơn vị giao dịch hàng hóa và dịch vụ.

Để theo dõi số lượng Bitcoin mà mỗi người sở hữu trong các tài khoản nhất định và theo dõi các giao dịch phát sinh từ đó thì chúng ta cần đến một cuốn sổ kế toán, trong trường hợp này nó chính là Blockchain và đây thực tế là một tệp kỹ thuật số theo dõi tất cả các giao dịch Bitcoin.

Tệp sổ cái này không được lưu trữ trong một máy chủ trung tâm, như trong một ngân hàng hoặc trong một trung tâm dữ liệu mà ngược lại nó được phân phối trên toàn thế giới thông qua một mạng lưới các máy tính ngang hàng với vai trò lưu trữ dữ liệu và thực thi các tính toán. Mỗi máy tính này đại diện cho một “nút” của mạng lưới Blockchain và mỗi nút đều có một bản sao của tệp sổ cái này.

Quy tắc của sổ cái – Blockchain có lừa đảo không

Mỗi nút trong Blockchain đều đang lưu giữ một bản sao của sổ kế toán. Do vậy, mỗi nút đều biết số dư tài khoản của bạn là bao nhiêu. Hệ thống Blockchain chỉ ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu chứ không hề theo dõi số dư tài khoản của bạn.

Để biết số dư trên ví điện tử của mình thì bạn cần xác thực và xác nhận tất cả các giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới mà có liên quan tới ví điện tử của bạn.

Việc xác minh “số dư” này được thực hiện nhờ các tính toán dựa vào liên kết đến các giao dịch trước đó. Nhìn vào hình trên, để gửi 10 BTC cho John, Mary cần tạo yêu cầu giao dịch bao gồm các liên kết đến các giao dịch đã diễn ra trước đó với tổng số dư bằng hoặc vượt quá 10 BTC.

Các liên kết này được xem như là giá trị đầu vào, các nút trong mạng lưới sẽ xác minh xem tổng số tiền của các giao dịch này bằng hoặc vượt quá 10 BTC không. Tất cả điều này được thực hiện tự động trong ví điện tử của Mary và được kiểm tra bởi các nút trên mạng lưới Bitcoin, Mary chỉ gửi một giao dịch 10 bitcoin tới ví của John bằng khóa công khai của John.

Thực tế là các nút sẽ kiểm tra tất cả các giao dịch có liên quan đến ví tiền điện tử bạn sử dụng trước đó để gửi Bitcoin (BTC) thông qua việc tham chiếu các lịch sử giao dịch. Có một bản ghi sẽ lưu trữ số BTC chưa được dùng và được các nút mạng lưu giữ giúp đơn giản hóa và tăng tốc quá trình xác minh. Vì thế, các ví tiền điện tử tránh được tình trạng chi tiêu đúp giao dịch.

Mã nguồn trên mạng lưới Bitcoin là nguồn mở, có nghĩa là bất kỳ ai có máy tính kết nối được internet đều có thể tham gia vào mạng lưới và thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, nếu có bất kỳ một lỗi nào trong mã nguồn được sử dụng để phát thông báo yêu cầu giao dịch thì các Bitcoin liên quan sẽ bị mất vĩnh viễn.

Hãy nhớ rằng, sẽ không có bộ phận hỗ trợ khách hàng hoặc không hề có bất cứ ai có thể giúp bạn khôi phục lại một giao dịch bị mất hoặc quên mật khẩu ví tiền điện tử của bạn vì đây là mạng phân tán. Vì thế, bạn cần phải lưu trữ mật khẩu hoặc khóa riêng tư của ví của bạn cực kỳ cẩn thận và an toàn.

Nguyên lý tạo khối – Blockchain có lừa đảo không

Các giao dịch sau khi được gửi lên trên mạng lưới Blockchain sẽ được nhóm vào các khối và các giao dịch trong cùng 1 khối (block) được coi là đã xảy ra cùng thời điểm. Các giao dịch chưa được thực hiện trong 1 khối được coi là chưa được xác nhận.

Mỗi nút có thể nhóm các giao dịch với nhau thành một khối và gửi nó vào mạng lưới như một hàm ý cho các khối tiếp theo được gắn vào sau đó. Bất kỳ nút nào cũng có thể tạo ra một khối mới. Vậy, câu hỏi đặt ra là: hệ thống sẽ đồng thuận với khối nào? khối nào sẽ là khối tiếp theo?

Để được thêm vào Blockchain, mỗi khối phải chứa một đoạn mã đóng vai trò như một đáp án cho một vấn đề toán học phức tạp được tạo ra bằng hàm mã hóa băm không thể đảo ngược.

Cách duy nhất để giải quyết vấn đề toán học như vậy là đoán các số ngẫu nhiên, những số khi mà kết hợp với nội dung khối trước tạo ra một kết quả đã được hệ thống định nghĩa. Điều này nhiều khi có thể mất khoảng một năm cho một máy tính điển hình với một cấu hình cơ bản có thể đoán đúng các con số đáp án của vấn đề toán học này.

Mạng lưới quy định mỗi khối được tạo ra sau một quãng thời gian là 10 phút một lần, bởi vì trong mạng lưới luôn có một số lượng lớn các máy tính đều tập trung vào việc đoán ra dãy số này. Nút nào giải quyết được vấn đề toán học như vậy sẽ được quyền gắn khối tiếp theo lên trên chuỗi và gửi nó tới toàn bộ mạng lưới.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu hai nút giải quyết cùng một vấn đề cùng một lúc và truyền các khối kết quả của chúng đồng thời lên mạng lưới? Trong trường hợp này, cả hai khối được gửi lên mạng lưới và mỗi nút sẽ xây dựng các khối kế tiếp trên khối mà nó nhận được trước tiên.

Tuy nhiên, hệ thống Blockchain luôn yêu cầu mỗi nút phải xây dựng trên chuỗi khối dài nhất mà nó nhận được. Vì vậy, nếu có sự mơ hồ về việc block nào là khối cuối cùng thì ngay sau khi khối tiếp theo được giải quyết thì mỗi nút sẽ áp dụng vào chuỗi dài nhất.

xác suất việc xây dựng các block đồng thời là rất thấp nên hầu như không có trường hợp nhiều khối được giải quyết cùng một lúc và nhiều lần tạo ra các khối nối đuôi khác nhau. Do đó, toàn bộ chuỗi-khối sẽ nhanh chóng ổn định và hợp nhất lại khi mà mọi nút đều đồng thuận.

Nguyên lý tạo khối

Ứng dụng thực tiễn của công nghệ Blockchain trong cuộc sống

Một số ngành công nghiệp mà công nghệ Blockchain có thể tác động đến như:

– Công nghệ ô tô Automotive (Automotive)
– Chế tạo (Manufacturing)
– Công nghệ, truyền thông và viễn thông (Tech, media & Telecommunications)
– Dịch vụ tài chính (Financial Services)
– Nghệ thuật & Giải trí (Art & Recreation)
– Chăm sóc sức khỏe (Healthcare)
– Bảo hiểm (Insurance)
– Bán lẻ (Retail)
– Khu vực công (Public Sector)
– Bất động sản (Property)
– Nông nghiệp (Agricultural)
– Khai thác (Mining)
– Vận tải và Logistics (Transport & Logistics)
– Công trình hạ tầng kỹ thuật (Utility)

Blockchain có lừa đảo không?

Hiện nay, Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai của công nghệ Blockchain, song trên mặt báo xuất hiện nhiều tin lừa đảo, khiến cho người dân có cái nhìn thiếu thiện cảm với công nghệ này. 

Theo đó, trên thị trường Blockchain sẽ được phân chia làm 2 loại. Một là, dân đầu cơ tiền ảo, hai là, giới công nghệ đang làm Blockchain nghiêm túc. Thuở đầu, công nghệ Blockchain được tạo ra cho việc phát hành Bitcoin, mua bán Bitcoin. Vì vậy, đối tượng thuộc nhóm thứ 2 rất nhiều, họ theo đuổi tư duy làm giàu ngắn hạn, manh mún, trong khi nhóm 1 lại quá ít.  

Hơn nữa, ICO hình thức kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án tiền mã hóa, đây là thuật ngữ liên quan tới Blockchain mà công chúng biết tới nhiều nhất. Hình thức ICO cũng là một trong những cạm bẫy do các doanh nghiệp lừa đảo tạo nên. 

Các doanh nghiệp lừa đảo vẽ ra những ICO hoành tráng để thu hút tiền của người dân, sau đó “bùng” và cao chạy xa bay, để lại một mớ hỗn độn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính có tầm nhìn dài hạn về công nghệ Blockchain. 

Trong bối cảnh lòng tin giảm, những doanh nghiệp chân chính hoạt động trong lĩnh vực Blockchain đang gặp vô số thách thức. Vừa lo nguồn vốn để hoạt động, nghiên cứu phát triển, mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như những kẻ lợi dụng danh nghĩa Blockchain để lừa đảo, trục lợi riêng. 

Mời bạn xem thêm:Kiếm tiền online

Tham gia khóa học tại Nguyên Khởi MMO để kiếm tiền dễ dàng hơn.

  • Được trang bị đầy đủ TƯ DUY-KỸ NĂNG-CÔNG CỤ của một người làm Digital Marketing toàn diện theo nhu cầu của thị trường
  • Được gặp gỡ những người đi trước trong nghề, được học bởi những giảng viên là nhân sự Digital Marketing cấp cao tại các doanh nghiệp thực tế
  • Cơ hội thực tập ngành Digital Marketing ngay sau khi hết học kỳ 1, thu nhập trung bình 8 con số sau khi ra trường
  • Thời gian học 6 tháng đến 1 năm có thể ra đi làm ngay và làm thuần thục
  • Nhận chứng chỉ khóa học Digital Marketing

Liên hệ đăng ký tham gia khoá học kiếm tiền Online tại Khởi Nguyên MMO

  • Địa chỉ: 166 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 091 3638 222
  • Email: khoinguyendigital@gmail.com

 

Scroll to Top